Con người và con vật, người giỏi và người dở

Đăng ngày 02/04/2023 lúc: 15:34

Có người nói “con người khác con vật ở chỗ con người hành động có mục đích, con vật thì hành động không có mục đích”. Theo như tôi suy nghĩ thì điểm khác nhau giữa con người và con vật là ở chỗ Con người biết sử dụng sức mạnh ngoại lực, con vật chỉ biết chăm chỉ.

Chiến lược kinh doanh của Trương Đình Nam
Chiến lược kinh doanh của Trương Đình Nam

Thế nào là con người?

Chúng ta đừng nghĩ con vật không có mục đích, đến cây hoa nó cũng biết hướng về phía Mặt Trời để đón ánh nắng thì huống chi con vật nó không biết đi kiếm mồi để đỡ đói? Nhưng mà con vật chỉ biết đói thì đi kiếm chứ không biết sử dụng đất và thời tiết để trồng trọt, chăn nuôi để lần sau không cần đi kiếm nữa mà vẫn có hoặc ít ra là kiếm dễ hơn.

Từ xa xưa, con người cũng biết săn bắn, hái lượm kiểu “lấy thịt đè người”, “lấy mạnh hiếp yếu” như trong thế giới hoang dã. Nhưng mà con người thấy có thể trồng trọt được, chăn nuôi được, để dành thức ăn cho những lúc khó khăn. Rồi con người bắt đầu biết sử dụng công cụ đá mài thành những chiếc rìu để chặt cây, đào bới cho dễ. Rồi con người biết dùng sức nước để giã gạo, để phát điện, rồi phát minh là động cơ… Cứ như thế cho đến ngày nay là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi hoàn toàn cách vận hành thế giới loài người.

Con người là vậy đó. Nhưng con vật thì vẫn thế. Trước có đuôi, nay cũng có đuôi, trước sao thì giờ vẫn vậy. Vẫn chỉ biết ăn, ở, ngủ, nghỉ…

Thế nào là người giỏi?

Trong phim Tam quốc diễn nghĩa, Khổng Minh nói “Như thế nào là một vị tướng giỏi? Đó là vị tướng biết sử dụng binh lính. Vậy binh lính là gì? Có thể là con người, là núi, là sông nước, là mây, là gió, là sương mù… tất cả đều có thể là binh lính.” Bởi vậy, mà chỉ trong một đêm, nhân lúc sương mù dày đặc, cộng với sự đa nghi của Tào Tháo, Khổng Minh đã “vót” được 10 vạn mũi tên trước sự bàng hoàng của Chu Du và để lại câu chuyện lịch sử cho thời nay.

Con người hơn con vật ở chỗ đó, người này giỏi hơn người kia cũng ở chỗ đó. Còn nói về chăm chỉ thì ai cũng có thể chăm chỉ, nói về cần cù ai cũng có thể “cần cù bù thông minh”.

Có một tự đề cuốn sách “Người giỏi không phải là người làm tất cả”, vậy thì họ làm gì mà được gọi là người giỏi? Đó là họ có Tư Duy Chiến Lược. Nói cách khác là họ biết sử dụng Sức Mạnh Nội Lực kết hợp với Sức Mạnh Ngoại Lực để đạt được Mục Đích. Ngược lại, người chỉ biết chăm chỉ, cặm cụi như cái máy thì gọi là người dở. Ngày nay, những người dở đang mất dần ưu thế và trở nên vô dụng khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đưa robot vào thay thế con người trong hầu hết tất cả các lĩnh vực. (Cứ đà này sắp thất nghiệp cả lũ rồi anh em ạ! :D)

Nhưng người giỏi cũng có 2 loại: một loại là Đạo Đức tốt, một loại là Đạo Đức kém. Cầu mong cho những người giỏi đều có Đạo Đức tốt để thế gian được nhờ. Còn mấy người Đạo Đức kém thì vui lòng…đừng giỏi. Mong rằng họ không được đọc bài viết này.

Làm sao để thành Người Giỏi?

Biết người giỏi là vậy rồi đó, thế mà để thành người giỏi thì không hề dễ chút nào. Nam chưa phải là người giỏi, nhưng trong quá tình tu theo Đạo Phật và học từ các vị thầy ở cuộc sống cũng như trong sách, Nam đúc kết được phương pháp để trở thành người giỏi. Bạn có thể coi đây là nguồn tham khảo nhé.

Như đã nói ở trên, nguời giỏi là người có Tư Duy Chiến Lược. Biết khi nào dùng Sức Mạnh Nội Lực, khi nào dùng Sức Mạnh Ngoại Lực, khi nào thì dùng cả hai. Trước hết ta minh triết 2 nguồn sức mạnh kia đã, rồi ta chuẩn bị những sức mạnh ấy, sau đó sẽ bàn đến Tư Duy Chiến Lược.

Sức mạnh thật ra là tên gọi khác của Năng lượng, tất cả những thứ trên đời này tuy mỗi thứ một vẻ nhưng đều là Năng lượng. Có năng lượng bên trong (còn gọi là sức mạnh nội lực) và năng lượng bên ngoài (còn gọi là năng lượng ngoại lực).

Sức Mạnh Nội Lực là gì?

Con người có 4 tài sản quan trọng nhất. Đó là Thân, Tâm, Trí và Tuệ. 4 tài sản này nếu phát huy hết khả năng của nó thì sẽ đạt đến sức mạnh vô biên, vô tận.

  • Thân: Khỏe, Đẹp và có Kỹ năng
  • Tâm: Chánh Định, Chánh Niệm và Chánh Tinh tấn (Trong Bát Chánh Đạo của Phật Giáo)
  • Trí: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy (Trong Bát Chánh Đạo của Phật Giáo) và Trí Ghi Nhớ (Ghi: Lắng Nghe, Lắng Quan Sát, Tâm có Chánh Định, Tâm có Chánh Niệm…)
  • Tuệ: Có trực giác để thấy điều người bình thường khó thấy.

Vậy thì, chúng ta có các câu hỏi cần giải đáp đó là:

  • Làm sao để Thân khỏe?
  • Làm sao để Thân đẹp?
  • Làm sao để Thân có Kỹ năng cần giỏi?
  • Làm sao để Lắng Nghe?
  • Làm sao để Lắng Quan sát?
  • Làm sao để Tâm có Chánh Định?
  • Làm sao đệ Tâm có Chánh Niệm?
  • Làm sao để Tâm có Chánh Tinh Tấn?
  • Làm sao để Tuệ có Trực giác?

Sức Mạnh Ngoại Lực là gì?

Ngoại lực là những sức mạnh ở bên ngoài bản thân chúng ta, không do chúng ta tạo ra nhưng chúng ta có thể khéo léo sử dụng để đạt được mục đích của mình. Sức mạnh bên ngoài rất đa dạng, bao gồm:

  • Con người
  • Con vật
  • Máy móc
  • Nhà cửa
  • Xã hội
  • Thiên nhiên
  • Siêu nhiên

Chúng ta có các câu hỏi cần giải đáp, đó là:

  • Con người nào có thế mạnh, thế yếu là gì? Sử dụng người như thế nào?
  • Con vật nào có thế mạnh, thế yếu là gì? Sử dụng con vật như thế nào?
  • Máy móc nào có thế mạnh, thế yếu là gì? Sử dụng máy móc như thế nào?
  • Xã hội có pháp luật, văn hóa, tư tưởng, tinh thần,… như thế nào? Có lợi, có hại gì đối với mục đích của mình?
  • Thiên nhiên có gì? Thế mạnh và thế yếu của từng thứ là gì? Sử dụng chúng như thế nào?
  • Siêu nhiên có gì? Thế mạnh và thế yếu của từng thứ là gì? Sử dụng siêu nhiên như thế nào?

Người giỏi là người có Tư Duy Chiến Lược

  • Biết dùng Trực giác và Trí tuệ của mình để biết chính xác Mục đích và Phương pháp để đạt được Mục đích.
  • Biết dùng Tư duy của mình để sắp xếp trình tự các Sức Mạnh Nội Lực và Ngoại Lực sao cho đạt được Mục đích một cách dễ nhất.

Trong Quân sự, trong Kinh doanh cũng như trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống, ai có được Tư Duy Chiến Lược, người đó là người giỏi và chắc chắn sẽ dành được ưu thế so với người khác. Họ có thể “không đánh mà thắng”.

5/5 - (2 bình chọn)

2 những suy nghĩ trên “Con người và con vật, người giỏi và người dở

Trả lời