Muốn Đột Phá thì phải có Chiến Lược Kinh Doanh, muốn Đủ Ăn thì phải chăm chỉ

Đăng ngày 02/04/2023 lúc: 15:15

Đôi khi chỉ cần có Chiến Lược Kinh Doanh, một công ty nhỏ bé cũng đánh bại những công ty khổng lồ. Không phải cứ chăm chỉ thì sẽ thành công, không phải cứ chi nhiều tiền quảng cáo thì sẽ có nhiều khách hàng, không phải cứ nhiều người là làm việc sẽ nhanh… hoàn toàn không phải.

Muốn Đột Phá thì phải có Chiến Lược Kinh Doanh
Muốn Đột Phá thì phải có Chiến Lược Kinh Doanh

Cái giá phải trả khi không có Chiến Lược Kinh Doanh

Nokia từ ông trùm trong làng di động một thời đã chỉ còn là kỷ niệm.

Uber từ là doanh nghiệp đi đầu trong công nghệ taxi đã bị xóa sổ.

Một học sinh giỏi 12 năm, đạt giải thưởng quốc gia nhưng thi đại học lại không đậu.

Phần thưởng cho người có Chiến Lược

Biết thua một vài trận nhỏ để thắng một trận lớn, vua Quang Trung đã cho quân Thanh tiến sâu vào Thăng Long với chủ trương “vườn không nhà trống”. Sau đó để quân Thanh mệt mỏi và hết lương thực, bị bệnh tật, chịu khổ vì thời tiết thay đổi,… và sau đó đánh úp tiêu diệt toàn bộ.

Tùy vào tình hình của Địch và Ta để biết khi nào thì “tốc chiến tốc thắng”, khi nào thì “đánh chắc, tiến chắc”, khi nào thì “trường kỳ kháng chiến”, khi nào thì “lùi một bước, tiến ba bước”….

Một học sinh với học lực trung bình 12 năm nhưng hoàn toàn có thể đậu đại học vì cậu ta biết tập trung vào 3 môn thi đại học, còn các môn còn lại chỉ cần đạt điểm trung bình là đủ. Điểm tổng kết không cao như các học sinh học đều các môn nhưng điểm thi của 3 môn cậu ta đã chọn thì suất sắc để đậu đại học.

Làm sao để có Chiến Lược Kinh Doanh?

Sau đây là các gợi ý dành cho các chủ doanh nghiệp, những ai đang làm chủ tổ chức nào đó khi muốn đưa tổ chức của mình đột phá.

Hãy nhìn vào tổng quan bức tranh hơn là nhìn vào tiểu tiết

Rất nhiều người bị sa lầy vào những tiểu tiết hoặc những điều chẳng giúp ích gì cho mục tiêu kinh doanh của họ. Họ thường gặp những người không cần gặp, họ làm những việc không cần làm, họ lo những việc không cần lo… là bởi vì họ không nhìn được bức tranh tổng quan. Hoặc do họ quá bận tâm với những tiểu tiết và những điều không liên quan nên không còn tâm trí nào cho bức tranh tổng quan nữa.

Do vậy, doanh nghiệp của họ chỉ có thể ở mức độ nhàng nhàng, tức là có tăng trưởng so với trước nhưng không thể đột phá vượt lên đối thủ. Họ hoàn toàn có thể bị xóa sổ trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt bởi những doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh.

Hãy nhìn vào giải pháp hơn là nguyên nhân

Khi một vấn đề gì đó xảy ra trong doanh nghiệp, theo thói quen, các chủ doanh nghiệp sẽ đi tìm nguyên nhân và tìm ra ai đã sai phạm để kết tội họ, sa thải họ, bắt họ bồi thường,… Việc này giống như nhà đang cháy mà chúng ta lại đi tìm nguyên nhân cháy, ai đã làm cháy mà không gọi cho cứu hộ 114 hoặc dùng các biện pháp chữa cháy ngay tại đó.

Hãy phân biệt rõ việc quan trọng và việc cấp bách

Việc quan trọng thì rất nhiều nhưng có những việc cấp bách trong số những việc quan trọng đó. Việc gì cấp bách cần phải giải quyết trước, việc gì chưa cấp bách thì giải quyết sau.

Có 3 cấp độ việc:

  • Việc không quan trọng.
  • Việc quan trọng.
  • Việc quan trọng và cấp bách.

Hãy ưu tiên cho việc ở cấp độ 3, cấp độ 2 và phớt lờ đi việc ở cấp độ 1.

Hãy biết lắng nghe và nhìn nhìn dưới nhiều góc nhìn khác

Đừng nghĩ rằng bạn có thể nghĩ được mọi thứ. Hãy kích hoạt sự đóng góp của mọi bộ phận trong doanh nghiệp, đặc biệt là các trưởng bộ phận. Nếu trong doanh nghiệp không đủ thì bạn cần phải mời các nhà chiến lược kinh doanh từ bên ngoài tư vấn, đồng hành với bạn.

Việc thuê nhà chiến lược bên ngoài có thể rất tốn tiền nhưng họ là những người có am hiểu rộng trong nhiều lĩnh vực do đã tư vấn, đào tạo và làm nhiều việc cho mình và người khác nên họ sẽ cho bạn những ý kiến chất lượng.

Hãy chấp nhận rủi ro nhưng trong tầm kiểm soát

Cùng một chiến lược kinh doanh nhưng mỗi chủ doanh nghiệp lại có những cách sử dụng khác nhau. Có người thì sử dụng rón rén để thử xem thế nào, có người thì sẵn sàng áp dụng triệt để, sẵn sàng đập cũ xây mới, sẵn sàng đột phá để vượt lên đối thủ khi nhận thấy cơ hội trước mắt.

Mỗi cách sử dụng sẽ có những rủi ro khác nhau. Tùy vào bản lĩnh của bạn và tùy khả năng xử lý khi rủi ro đến của bạn mà sẽ có cách đi khác nhau.

Chúc bạn thành công!

Theo dõi Trương Đình Nam

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời